Digital Marketing - Trong cuộc phỏng vấn chủ tịch Google Eric Schmidt mới đây, ông đã tiết lộ tương lai và tác động của Internet đến nhân loại. Trong Tân kỉ nguyên kĩ thuật số, một trong những cuốn sách được mong chờ nhất thế giới công nghệ năm 2013
Chủ tịch Eric Schmidt của Google |
Đã từng có nhiều cuốn sách tìm cách bàn về vai trò của Google trong cuộc dịch chuyển công nghệ đang tái định nghĩa cách con người làm việc, vui chơi, học tập, mua sắm và giao tiếp. Tuy nhiên, theo nhận định của Hãng tin AP, vẫn chưa có quyển sách nào mang đến cái nhìn không bị cách trở của một nhân vật thực thụ trong hàng ngũ lãnh đạo Google, cho đến ngày 23/4 khi tác phẩm Tân kỉ nguyên kĩ thuật số (The New Digital Age) của hai vị đồng tác giả Eric Schmidt và Jared Cohen được xuất bản.
Eric Schmidt, người đã phục vụ hơn một thập niên tại Google trong vai trò giám đốc điều hành (vai trò hiện nay là chủ tịch Google) đã chia sẻ tầm nhìn về một tương lai bị công nghệ làm cho thay đổi triệt để trong cuốn sách Tân kỉ nguyên kĩ thuật số do ông cùng viết chung với Jared Cohen, cựu chuyên gia tư vấn của Bộ Ngoại giao Hoa Kì và hiện đang là giám đốc Google Ideas, một dạng think-tank(*) của riêng đế chế Google.
“Chưa bao giờ trong lịch sử mà loài người, ở khắp mọi nơi, lại có nhiều quyền lực đến vậy ở đầu ngón tay mình” - Schmidt và Cohen khẳng định.
Tính năng trao đổi và chia sẻ thông tin bất chấp khoảng cách địa lí của Internet là một trong nhiều lí do đã thôi thúc Schmidt cùng Cohen viết nên cuốn sách. Hai người gặp nhau tại Baghdad vào năm 2009, và đã rất xúc động trước cách người dân Iraq đã tìm mọi cách để sử dụng các dịch vụ Internet nhằm cải thiện cuộc sống của họ, bất chấp tình cảnh chiến tranh.
Thế là bộ đôi quyết định đã đến lúc đào bới vào chi tiết làm thế nào Internet và các thiết bị di động đang hỗ trợ nhân loại, góp phần làm suy yếu những chính phủ chuyên quyền cũng như ép buộc những công ty già nua phải thực hiện những thay đổi triệt để.
Trong suốt ba năm nghiên cứu để chuẩn bị tư liệu, Eric Schmidt cùng Jared Cohen đã đi khắp thế giới, bao gồm chuyến thăm Bắc Triều Tiên vào đầu năm nay, bất chấp khuyến cáo trước đó từ Bộ Ngoại giao Hoa Kì.
Hai người cũng đã phỏng vấn một nhóm những người theo chủ nghĩa chiết trung gồm cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, tỉ phú Mexico Carlos Slim Helu, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cùng những thủ tướng trị vì lâu năm của Mông Cổ và Pakistan. Cuốn sách cũng dùng đến ý kiến của một số nhân vật trong nội bộ Google khác như đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin.
Bỏ qua những bình luận chuyên sâu về mặt tối của Internet, nhìn chung cả Eric Schmidt lẫn Jared Cohen đều đưa ra giả thuyết, có phần lạc quan, rằng thế giới cuối cùng cũng sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn, khi con người ta dành nhiều thời gian để kết nối với nhau hơn trên Internet. Theo bước tiến đó, xã hội rồi sẽ dân chủ hơn, các chính quyền sẽ bớt tham nhũng khi mọi hoạt động của họ đều bị bạch hóa còn người dân thì ngày càng thông minh và được cập nhật đầy đủ hơn.
Eric Schmidt, người đã phục vụ hơn một thập niên tại Google trong vai trò giám đốc điều hành (vai trò hiện nay là chủ tịch Google) đã chia sẻ tầm nhìn về một tương lai bị công nghệ làm cho thay đổi triệt để trong cuốn sách Tân kỉ nguyên kĩ thuật số do ông cùng viết chung với Jared Cohen, cựu chuyên gia tư vấn của Bộ Ngoại giao Hoa Kì và hiện đang là giám đốc Google Ideas, một dạng think-tank(*) của riêng đế chế Google.
“Chưa bao giờ trong lịch sử mà loài người, ở khắp mọi nơi, lại có nhiều quyền lực đến vậy ở đầu ngón tay mình” - Schmidt và Cohen khẳng định.
Tính năng trao đổi và chia sẻ thông tin bất chấp khoảng cách địa lí của Internet là một trong nhiều lí do đã thôi thúc Schmidt cùng Cohen viết nên cuốn sách. Hai người gặp nhau tại Baghdad vào năm 2009, và đã rất xúc động trước cách người dân Iraq đã tìm mọi cách để sử dụng các dịch vụ Internet nhằm cải thiện cuộc sống của họ, bất chấp tình cảnh chiến tranh.
Thế là bộ đôi quyết định đã đến lúc đào bới vào chi tiết làm thế nào Internet và các thiết bị di động đang hỗ trợ nhân loại, góp phần làm suy yếu những chính phủ chuyên quyền cũng như ép buộc những công ty già nua phải thực hiện những thay đổi triệt để.
Trong suốt ba năm nghiên cứu để chuẩn bị tư liệu, Eric Schmidt cùng Jared Cohen đã đi khắp thế giới, bao gồm chuyến thăm Bắc Triều Tiên vào đầu năm nay, bất chấp khuyến cáo trước đó từ Bộ Ngoại giao Hoa Kì.
Hai người cũng đã phỏng vấn một nhóm những người theo chủ nghĩa chiết trung gồm cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, tỉ phú Mexico Carlos Slim Helu, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cùng những thủ tướng trị vì lâu năm của Mông Cổ và Pakistan. Cuốn sách cũng dùng đến ý kiến của một số nhân vật trong nội bộ Google khác như đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin.
Bỏ qua những bình luận chuyên sâu về mặt tối của Internet, nhìn chung cả Eric Schmidt lẫn Jared Cohen đều đưa ra giả thuyết, có phần lạc quan, rằng thế giới cuối cùng cũng sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn, khi con người ta dành nhiều thời gian để kết nối với nhau hơn trên Internet. Theo bước tiến đó, xã hội rồi sẽ dân chủ hơn, các chính quyền sẽ bớt tham nhũng khi mọi hoạt động của họ đều bị bạch hóa còn người dân thì ngày càng thông minh và được cập nhật đầy đủ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét